Vì
là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi, còn
về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức
vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau
khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm
1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 ( Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77) Sau đó qua L/Đ 31 (Liên Đoàn 31), rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán
vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán
của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập
trung toàn thành phần bướng bỉnh, sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm”
cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
(Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt).
Tôi
không thuộc thành phần ba gai (vô kỷ luât) nhưng cũng được bổ sung
vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là
chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong
toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán, năm 1962 Tôi
được thuyên chuyển về SB ( Sở Bắc ) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ
trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse
(danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong
toán huấn luyện của chúng tôi, tôi được đổi tên với bí danh Vân, anh
Trâm bí danh Hùng, Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu,
chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập
hoặc bay khi liên lạc nhân viên toán trong vùng .
Sau
chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân
Đội, SB chuyển đổi thành SKT (Sở Kỹ Thuật), năm 1974 đổi tên thành NKT
và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực
thuộc NKT còn rất nhiều Phòng, Sở và các ĐCT (Đoàn Công Tác) năm
1968 ĐCT/68 được thành lập, Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968
đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi
được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ CHT/ĐCT/72 ngày
16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh
em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua
vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành
phố.
Chỉ
huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không
được, cứng rắn quá cũng không được e rằng sẽ có biến cố như đã xảy ra
với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi
nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau
khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị, một
thời gian ngắn thì đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp
ứng những nhu cầu chiến trường, các cuộc hành quân đã mang lại kết quả
tốt đẹp, đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau
gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và
ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị
QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng . Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn
trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng
đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường
trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ, Cao Nguyên mất, tại
Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày
24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn
sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại
Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì trở
ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi
được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa
Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên
Sha. Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn
riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này
cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để
trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng
28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long
CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để
chuyển quân, anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông
báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên
Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa
ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tua6n CHP Sở gọi lên họp, cho biết qua
tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy
hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng
Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất
liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 (muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc
CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau
này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản
cùng với BCH/SCT)
Tại
thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang
trong vùng địch, một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH
nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa
nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuân nên tôi cũng không tự động cho lệnh
rút về, tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho
tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân
nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72
sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa,
tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuân trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di
tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã
hẹn lúc sáng).
ĐCT/72
tự túc tìm phương tiện di tản, lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân
cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó
tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân
ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi
tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà, thực sự
ra thì cũng chẳng biết đi đâu, để làm gì, rút về đâu, dàn quân ra hai
bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha, đi
được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện, tưởng xe Tăng của VC anh em
toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở
lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi
đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là
cháu của T/Thống Thiệu ), ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để
liên lạc, may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu, sau một hồi đây
Kilo, đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt
vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực
thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản
, thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi,
Sau
này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã
quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi, tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72
trở về BCH đoàn để tử thủ, trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt,
đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo
sang,
Dân
chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện
là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết, hắn
nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày
là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi
tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI, (cấp bậc của tôi Th/T không
phải Tr/T như trong sách ).
Sáng
này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại
quân số, vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha, vừa để
tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát, chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể,
súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới
gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát
nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống
biển làm mồi cho cá ăn
Suốt
buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng, sau khi
tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với
ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để
lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà
lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ, nên việc làm chủ
tình hình cũng không khó khăn .
Tôi
liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh
văn sẵn có nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng), vì có vũ khí nên
nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà
lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai
chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .
Tôi
cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ
VC trà trộn, sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền
trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó
thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan, trên đường rời
bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc
phục chúng tôi kéo lên, có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một
người ở trần, đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa, nên anh
em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên
đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị
thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp, may ngày trời
lênh đênh trên biển không một giọt nước, với dân số trên 10.000 người
trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có
một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên
Tàu kéo một T.S thuộc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác
phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên, anh em nào
trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào
bệnh viện) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để
xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất
nguy hiểm, dân họ mà leo lên được, sẽ chìm Tảu giữa biển, viên Thuyền
Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau
3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang, Tàu vừa cập bên một cảnh
tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời, nếu ngày xưa Đức Quốc
Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người
nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người,
những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường
(tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp
mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng
kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong
khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống, tôi và anh
em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại
toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa)
CHP/ĐCT/75.
Nhận
thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết
định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp
tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó, đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh ,
nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản
cùng với BCH/SCT, Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở
về được, tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau
này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc
NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là
phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72, cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục
suôi Nam, nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau
đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một
điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi
ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những
toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể
làm gì khác hơn được,
Tôi
viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc
chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của
thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát
ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay
tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao
động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi
cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới
phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như
sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư
Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng
I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm
lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ
quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy
núi phía sau bờ biển may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên
tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại
đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp
Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ
hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến
bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH
nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi
cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng
ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh
em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút
này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập
trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng
biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,
Bạch Hổ /ĐCT/72
No comments:
Post a Comment